Gen Z - Thế hệ dễ mắc bệnh về tâm lý

15/07/2023
Gen Z là thế hệ sinh năm 1997 - 2012, là thế hệ lơn lên trong thời kỳ hội nhập quốc tế, sự bùng nổ của công nghệ vậy nên gen Z được tiếp xúc rất sớm với công nghệ, kiến thức mới. Tuy nhiên chính cuộc sống hiện đại khiến gen Z gặp vô vàn áp lực dẫn đến rối loạn tâm lý, stress, trầm cảm,... Trong bài viết này chúng ta sẽ thấu hiểu vì sao gen Z lại dễ mắc bệnh tâm lý, những áp lực mà gen Z đang phải đối mặt là gì.

Áp lực từ xã hội
Gen Z là một thế hệ đầy triển vọng với tinh thần cầu tiến và luôn luôn làm mới mình để bắt kịp với xu thế xã hội. Các bạn trẻ khao khát được thể hiện khả năng của mình, họ muốn được công nhận và vì thế mà họ đặt ra cho mình những mục tiêu có phần "quá sức" nhằm đạt được thành tựu hào nhoáng như bao người khác.


Phần lớn điều này xảy ra ở nhiều gen Z bởi họ đang bị ngợp trước thành tích đến từ môi trường xung quanh, đặc biệt là mạng xã hội. Chỉ cần ai đó đăng 1 thành tựu nào đó lên mạng xã hội như thu nhập 100 triệu/tháng, xây nhà, mua xe, được thăng chức,... dù chưa có tính xác thực, nhưng vô hình trung cũng đã khiến gen Z gây ra cảm giác thiếu tự tin và áp lực phải nỗ lực hơn. Sự so sánh không lành mạnh này có thể dẫn đến căng thẳng, lo lắng và tự ti trong tâm trạng của gen Z.

Áp lực học tập và công việc
Vì là thế hệ lớn lên trong thời đại phát triển công nghệ nên việc làm việc, học tập sẽ không còn khó khăn như trước nữa. Vậy nên phụ huynh thường đặt nhiều kỳ vọng vào con cái, mong muốn con cái của mình phải làm được nhiều điều lớn lao trong xã hội.


Trong xã hội đầy sự cạnh tranh ngày này, các yêu cầu cao về thành tích học tập, sự không chắc chắn về tương lai và cảm giác bị “định hình” sớm có thể gây ra căng thẳng, trầm cảm và lo lắng về tương lai.

Công nghệ và mất cân bằng sống
Gen Z là thế hệ được tiếp xúc nhiều với công nghệ, cuộc sống của họ gắn liền với sự phát triển của công nghệ nên hiện tại nhiều bạn trẻ dành đa phần thời gian của mình trên thế giới ảo này. 


Sự nghiện smartphone và tiêu thụ liên tục các nội dung trực tuyến có thể gây ra mất cân bằng sống và cản trở quá trình phát triển xã hội, giao tiếp trực tiếp và xây dựng mối quan hệ. Điều này có thể dẫn đến cảm giác cô đơn, tách biệt và loại bỏ khỏi xã hội, góp phần vào nguy cơ mắc các bệnh tâm lý.

Ảnh hưởng từ bạn bè, xã hội
Gen Z dễ mắc bệnh tâm lý một phần là do ảnh hưởng tiêu cực từ bạn bè, xã hội. Những người bạn trong độ tuổi dậy thì, có xu hướng bài xích với những gì khác với bản thân mình và có nhiều hành động xấu. Ngoài ra, những vấn đề từ xã hội như bạo lực, bất bình đẳng xã hội có thể gây ra lo lắng, hoang mang cho thế hệ gen Z.

Tỷ lệ mắc bệnh tâm lý ở gen Z ngày càng tăng và đang có dấu hiệu “trẻ hoá”, cần phải chăm sóc kịp thời nhằm tránh xảy ra những tổn thương, đau khổ không đáng có. Giống như cơ thể, tâm hồn của chúng ta cũng cần được chăm sóc mỗi ngày, bất cứ khi nào gặp vấn đề tinh thần, bạn đều có thể tìm tới sự trợ giúp của nhà tâm lý.
 



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

16/10/2023
Nhân kỷ niệm 19 năm Ngày Doanh Nhân Việt Nam 13/10/2004 – 13/10/2023, Học viện thực chiến Eco Coach vịnh dự tham gia đại tiệc “TÔN VINH TINH THẦN DOANH NHÂN VIỆT NAM 2023", do Cộng đồng Doanh Nhân Việt Nam VCEO tổ chức.
05/10/2023
“Cà phê muối chú Long” có lẽ là cái tên quá quen thuộc với tất cả mọi người, đặc biệt là giới trẻ Sài Thành. Không chỉ là sản phẩm viral mà còn trở thành case study đáng để những marketers làm trong ngành F&B học hỏi.
27/09/2023
Suốt 25 năm qua Kinh Đô luôn giữ một vị trí rất đặc biệt trong trái tim của người tiêu dùng Việt, trở thành một hương vị không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến, Trung Thu về. Hãy cùng Eco Coach tìm hiểu chiến lược giúp bánh trung thu của Kinh Đô giữ được vị thế vững chắc của mình.
Zalo Mesenger