Ứng dụng mô hình kinh doanh Canvas hiệu quả trong doanh nghiệp

22/08/2023
Mô hình kinh doanh Canvas là một công cụ xây dựng chiến lược kinh doanh vô cùng hiệu quả, được sử dụng đa dạng ở nhiều doanh nghiệp với vai trò quan trọng. Trong bài viết này, hãy cùng Eco Coach tìm hiểu về mô hình Canvas và cách ứng dụng mô hình Canvas nhé.

Mô hình Canvas là gì?
Mô hình Canvas (Business Model Canvas) là một mô hình kinh doanh do Alexander OstrerWalder và Yves Pigneur đã sáng tạo ra. Mô hình này thường được các nhà quản lý chiến lược sử dụng đặc biệt là những nhà khởi nghiệp trẻ vì tính dễ hiểu và dễ áp dụng của nó.

Mô hình Canvas là một bảng gồm 9 ô mô tả các yếu tố cơ bản của doanh nghiệp hoặc sản phẩm liên quan đến: Phân khúc khách hàng, kênh phân phối, tài chính,… Mục đích chính của nó là hỗ trợ doanh nghiệp hợp nhất các hoạt động kinh doanh bằng cách minh họa các tiêu chí đánh đổi tiềm năng.

Business model Canvas – Identifying a strategic plan and transformation  initiatives | Business Bullet

Bằng việc đơn giản hóa các bản kế hoạch kinh doanh cồng kềnh theo một cách trực quan và dễ nắm bắt, mô hình Canvas đã được hưởng ứng rộng rãi trong giới kinh doanh vì lợi ích và hiệu quả mà nó đem lại.

9 yếu tố trong mô hình kinh doanh Canvas

1. Phân khúc khách hàng – Customer Segment (CS)
Phân khúc khách hàng chính của ý tưởng/dự án của bạn muốn hướng tới là ai? Ai là khách hàng mà bạn muốn bán sản phẩm/dịch vụ? Họ nghĩ gì, nhìn nhận gì, cảm nhận gì và làm gì?

Nhóm khách hàng có thể là thị trường đại chúng (mass market), thị trường ngách (niche market), thị trường hỗn hợp (multi-sided market). 

2. Giải pháp giá trị – Value Propositions (VP)
Đây là lý do mà khách hàng chọn sản phẩm của công ty bạn thay vì công ty của đối thủ.

Giá trị mà sản phẩm/dịch vụ của dự án kinh doanh mang lại cho khách hàng là gì? Tại sao khách hàng mua và sử dụng? Sản phẩm/dịch vụ của bạn giúp khách hàng giải quyết vấn đề gì? Những nhu cầu nào của khách hàng cần được thỏa mãn?

3. Các kênh truyền thông – Channels (CH)
Mô tả các kênh truyền thông và phân phối mà bạn dự kiến sử dụng để tiếp xúc với phân khúc khách hàng. Qua đó mang cho khách hàng các giá trị mục tiêu mà khách hàng mong muốn. 

Có thể có rất nhiều kênh phân phối khác nhau bao gồm các kênh phân phối trực tiếp (đội bán hàng trực tiếp, điểm bán hàng trực tiếp, gian hàng trên mạng…) và kênh phân phối gián tiếp (đại lý bán hàng, cửa hàng của đối tác…)

Đối với các công ty startup, bước đầu tiên trong việc xác lập kênh phân phối là xác định đâu là kênh của khách hàng. Sau đó bạn cần phân tích SWOT để đánh giá điểm mạnh của các kênh phân phối. Cuối cùng là xác định và xây dựng các kênh khách hàng mới.

4. Quan hệ khách hàng – Customer Relationships (CR)
Làm thế nào doanh nghiệp giữ chân khách hàng cũ hoặc thu hút khách hàng mới?

Hãy mô tả các loại quan hệ mà bạn muốn thiết lập với các khách hàng của mình. Bạn phải xác định mối quan hệ khách hàng mình muốn xây dựng, sau đó đánh giá giá trị của khách hàng dựa trên tần suất mua hàng. Bạn nên đầu tư vào các mối quan hệ với khách hàng trung thành vì họ là nguồn doanh thu ổn định.

5. Dòng doanh thu – Revenue Streams (RS)
Hãy thể hiện luồng doanh thu bạn thu được từ các phân khúc khách hàng của mình. Tiền thu được là từ các nguồn nào? Ai chi trả? Doanh thu từ giá trị cung cấp như thế nào?

Sau khi thiết lập luồng doanh thu, điều quan trọng là bạn phải xác định mức giá hiệu quả cho sản phẩm, dịch vụ thông qua quá trình loại bỏ. Những lần chỉnh sửa mức giá nên được ghi chép và đánh giá lại. 

6. Nguồn lực chính – Key Resources (KR)
Hãy mô tả các nguồn lực quan trọng nhất để hoạt động kinh doanh có thể tồn tại. Đây có thể là các nguồn lực vật lý (ví dụ tài nguyên môi trường), nguồn lực tri thức (bằng sáng chế), nhân lực và tài chính.

Việc liệt kê các nguồn lực doanh nghiệp rất quan trọng. Nó giúp bạn có ý tưởng rõ ràng về các sản phẩm, dịch vụ chính thức bạn cần để hỗ trợ khách hàng và xác định những nguồn lực không cần thiết.

7. Hoạt động chính – Key Activities (KA)
Hãy mô tả các hành động quan trọng nhất mà bạn cần duy trì để giữ được công việc kinh doanh của mình. Nói cách khác, hoạt động chính của ý tưởng là việc sử dụng nguồn lực chính để tạo ra các giá trị mục tiêu khác biệt và qua đó thu được lợi nhuận. 

8. Đối tác chính – Key Partnerships (KP)
Để mô hình kinh doanh hoạt động hiệu quả và giảm thiểu rủi ro, doanh nghiệp nên xây dựng quan hệ đối tác với những nhà cung ứng chất lượng cao. Hãy mô tả các nhà cung cấp nguồn lực và các đối tác giúp cho công việc kinh doanh được thực thi tốt và có thể phát triển. 

9. Cơ cấu chi phí – Cost Structure (CS)
Những chi phí chủ yếu của công ty là gì, chúng có liên quan gì tới doanh thu? Ví dụ: Chi phí nhân công, chi phí nguyên liệu đầu vào, đầu tư máy móc thiết bị, chi phí sử dụng vốn, chi phí tiếp thị, chi phí bán hàng, chi phí mặt bằng,...

Lợi ích của mô hình kinh doanh Canvas trong kinh doanh
Mang đến cái nhìn trực quan rõ ràng: Canvas mang những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình vận hành một doanh nghiệp vào trong một mô hình logic, thay cho những trang kế hoạch dài dòng. Nhờ đó, chủ doanh nghiệp có thể theo dõi và liên kết toàn bộ các vấn đề kinh doanh một cách đầy đủ và bao quát nhất. 

Giúp xây dựng ý tưởng, kế hoạch kinh doanh một cách tập trung: Thông qua 9 yếu tố Mô hình kinh doanh Canvas, chủ doanh nghiệp có thể phát triển các ý tưởng kinh doanh phù hợp nhất những đặc điểm và nguồn lực của doanh nghiệp. Ngoài ra, khi có một ý tưởng kinh doanh, mô hình kinh doanh Canvas cũng giúp bạn đánh giá ý tưởng đó dưới nhiều góc độ khác nhau, đảm bảo khả năng hiện thực hóa của ý tưởng.

Đảm bảo quy trình kinh doanh bám sát nhu cầu khách hàng hơn: Mô hình kinh doanh Canvas cho thấy được hầu hết mọi yếu tố trên hành trình tương tác của khách hàng với thương hiệu. Từ đó, chủ doanh nghiệp sẽ đánh giá những điểm chưa phù hợp trong chuỗi mắt xích trải nghiệm khách hàng, để đưa ra những thay đổi phù hợp nhất cho toàn bộ hệ thống.

Công cụ giúp thấu hiểu đối thủ và chinh phục nhà đầu tư: Canvas không chỉ giúp ích cho hoạt động kinh doanh mà còn là công cụ để phân tích và thấu hiểu thị trường. Thông qua việc phân tích mô hình kinh doanh Canvas của đối thủ, doanh nghiệp có thể nắm bắt những ưu nhược điểm, định hướng phát triển của đối thủ. 

Canvas còn giúp chủ doanh nghiệp kêu gọi và thuyết phục nhà đầu tư. Nhờ vào mô hình này, nhà đầu tư dễ dàng nắm được hoạt động và tiềm năng của doanh nghiệp, từ đó đưa ra quyết định đầu tư nhanh chóng.

Lập kế hoạch kinh doanh theo mô hình Canvas
Mô hình kinh doanh Canvas có nhiều ứng dụng trong kinh doanh như phát hiện và loại bỏ các lỗ hổng, hoạt động dư thừa trong quy trình, theo dõi hoạt động doanh nghiệp tổng quan, lên ý tưởng kinh doanh,... Để xây dựng một kế hoạch kinh doanh hiệu quả bằng mô hình Canvas, doanh nghiệp nên thực hiện theo những bước sau:

  • Định vị thị trường và phân khúc khách hàng mục tiêu.
  • Định vị giá trị của thương hiệu.
  • Xác định kênh truyền thông & phân phối.
  • Tạo dựng mối quan hệ thân thiết, gần gũi với khách hàng.
  • Phân tích & đánh giá các nguồn doanh thu.
  • Thống kê các nguồn lực chính của doanh nghiệp.
  • Xác định các hoạt động chính để vận hành doanh nghiệp.
  • Xác định các đối tác chính.
  • Phân tích và tối ưu cơ cấu chi phí.

Hy vọng bài viết trên giúp bạn hiểu hơn về mô hình kinh doanh Canvas và sử dụng công cụ này hiệu quả trong kinh doanh.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

16/10/2023
Nhân kỷ niệm 19 năm Ngày Doanh Nhân Việt Nam 13/10/2004 – 13/10/2023, Học viện thực chiến Eco Coach vịnh dự tham gia đại tiệc “TÔN VINH TINH THẦN DOANH NHÂN VIỆT NAM 2023", do Cộng đồng Doanh Nhân Việt Nam VCEO tổ chức.
05/10/2023
“Cà phê muối chú Long” có lẽ là cái tên quá quen thuộc với tất cả mọi người, đặc biệt là giới trẻ Sài Thành. Không chỉ là sản phẩm viral mà còn trở thành case study đáng để những marketers làm trong ngành F&B học hỏi.
27/09/2023
Suốt 25 năm qua Kinh Đô luôn giữ một vị trí rất đặc biệt trong trái tim của người tiêu dùng Việt, trở thành một hương vị không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến, Trung Thu về. Hãy cùng Eco Coach tìm hiểu chiến lược giúp bánh trung thu của Kinh Đô giữ được vị thế vững chắc của mình.
Zalo Mesenger