Làm sao để định hướng nghề nghiệp tương lai

26/07/2023
Định hướng nghề nghiệp trong tương lai rất quan trọng đối với con đường sự nghiệp sau này. Vậy nên định hướng nghề nghiệp từ khi nào? Các bạn trẻ làm thế nào để định hướng nghề nghiệp của bản thân trong tương lai?

Tại sao cần định hướng nghề nghiệp?
Định hướng nghề nghiệp chính là kim chi nam quan trọng để bạn mau chóng đạt được mục tiêu và thành công trong sự nghiệp. 

Hướng dẫn cách định hướng nghề nghiệp cho bản thân

Khi lựa chọn được công việc phù hợp ngay từ ban đầu, bạn sẽ dễ dàng lên kế hoạch đầu tư vào phát triển bản thân, từ đó nhanh chóng chạm đến giấc mơ nghề nghiệp của bản thân hơn. 

Giúp bạn tránh rơi vào tình trạng mất định hướng nghề nghiệp. Sẽ thật chán nản biết bao nếu bạn chỉ quanh quẩn mãi ở một chỗ mà không có định hướng rõ ràng nào để tiếp tục tiến về phía trước, phải không?

Và đương nhiên, định hướng nghề nghiệp giúp cải thiện cả chất lượng cuộc sống về cả khía cạnh vật chất và tinh thần cho bạn.

Làm thế nào để định hướng nghề nghiệp

1. Xác định sở trường, sở thích để định hướng nghề nghiệp tốt hơn
Sở trường và sở thích chính là 2 yếu tố giúp bạn có khả năng thành công cao trong công việc mình lựa chọn. Được làm điều mình giỏi, mình thích thì chúng ta sẽ có niềm đam mê và sự quyết tâm cao hơn khi phải làm những công việc mình không thích. 

Ngay từ bây giờ hãy thử suy nghĩ xem mình thực sự thích và có sở trường làm gì, sau đó tìm các cơ hội thực tập tương tự để học hỏi và trau dồi kinh nghiệm dần dần.
Bạn có thể tìm hiểu về chính mình qua các yếu tố sau:

  • Sở thích, thói quen, đam mê nghề nghiệp
  • Động lực
  • Điểm mạnh và điểm yếu

2. Làm trắc nghiệm tính cách
Nếu chưa biết bản thân mình có điểm mạnh, điểm yếu nào, phù hợp với nghề gì thì trắc nghiệm tính cách là lựa chọn chân ái của bạn. Một số bài trắc nghiệm phổ biến bạn có thể lựa chọn:

  • Mô hình DISC: giúp đọc vị mỗi cá nhân theo 4 đặc điểm tính cách nổi bật của con người: Thủ lĩnh (D – Dominance); Tạo ảnh hưởng (I – Influence); Kiên định (S – Steadiness); Tuân thủ (C – Compliance). Từ đó giúp bạn lựa chọn ngành nghề phù hợp với tính cách bản thân.
  • Trắc nghiệm tính cách MBTI: giúp bạn khám phá xem tính hướng nội/hướng ngoại của bản thân, xu hướng làm việc nơi công sở, cũng như điểm mạnh/điểm yếu dựa vào 16 loại hình tính cách khác nhau.
  • Trắc nghiệm định hướng nghề nghiệp Holland Code: Thuyết nghề nghiệp của bài kiểm tra này sẽ chia mỗi chúng ta ra thành 6 mật mã (RIASEC), dựa trên phương diện – tính cách con người và môi trường làm việc.

3. Tìm kiếm những giá trị bạn cần theo đuổi
Trên con đường sự nghiệp, bạn muốn trở thành con người như thế nào? là người luôn cân bằng giữa việc làm và gia đình; hay sẵn sàng tập trung ngày đêm cho công việc.

Các giá trị mà bạn theo đuổi sẽ định hình quan điểm sống cũng như định hình con đường sự nghiệp của bạn. Hãy chọn ra các giá trị mà bạn thấy thoải mái nhất, sẵn sàng nhất để kiên trì gìn giữ: Chính trực; Cởi mở; Khắc kỷ; Gia đình, v.v, và nhiều giá trị tốt đẹp khác.

4. Nghiên cứu lĩnh vực nghề nghiệp phù hợp
Khi đã biết mình có sở trường, sở thích gì, phù hợp với ngành nghề nào vậy tiếp theo là phải hiểu rõ ngành nghề mà mình theo đuổi.

Hãy liệt kê tất cả các ngành nghề bạn cảm thấy yêu thích và phù hợp với năng lực của bản thân mình. Sau đó, đánh giá để chọn lọc nghề nghiệp một cách chính xác nhất.

5. Lập kế hoạch định hướng nghề nghiệp lâu dài
Khi đã lựa chọn được điểm xuất phát của mình – công việc đầu tiên muốn theo đuổi, hãy lập kế hoạch 05 năm của bạn. Bản kế hoạch càng chi tiết càng tốt để bạn có thể dễ dàng theo dõi tiến độ của mình.

6. Lên danh sách những kỹ năng cần hoàn thiện
Sau khi đã hình dung được con đường tương lai của mình, tiếp là bạn cần xác định để đạt được những điều đó thì bạn cần những kỹ năng nào. Sau đó lên lịch trình rèn luyện các kỹ năng này vào bản kế hoạch trên.
Một số kỹ năng bạn sẽ cần đến như: kỹ  năng giao tiếp, kỹ năng quản lý thời gian, ngoại ngữ, ….

7. Tham gia hướng nghiệp việc làm
Tại các buổi hướng nghiệp việc làm, bạn sẽ lắng nghe được chia sẻ và lời khuyên từ những chuyên gia trong lĩnh vực, từ đó xây dựng cái nhìn tổng quan hơn về nghề mà bản thân lựa chọn.

Ngoài ra, các bạn trẻ cũng có thể đăng ký dự các buổi webinar hay workshop về công việc tương lai yêu thích để học hỏi và trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng nhằm chuẩn bị cho các bước tiến phát triển sau này.

8. Lên danh sách những nguồn tìm việc hiệu quả
Các trang web tìm việc, mạng xã hội, người thân, bạn bè… là những nguồn tìm việc đáng tin cậy mà bạn cần tận dụng để tìm cho mình một việc thực tập như ý. Bạn nên tìm hiểu kỹ các nguồn tuyển dụng, công ty. Vì nếu chẳng may rơi vào môi trường mọi người không hòa đồng và không có tinh thần chia sẻ kinh nghiệm, kỹ năng công việc, bạn sẽ rất khó có thể học hỏi và hoàn thành mục tiêu nghề nghiệp đã đặt ra.

9. Tự mình trải nghiệm và khám phá
Bạn cần trải nghiệm thật nhiều thì mới có thể biết được chính xác liệu công việc đó có thực sự phù hợp với chính mình hay không.

Vậy nên, hãy bắt đầu điều này càng sớm càng tốt. Đặc biệt đối với các bạn sinh viên, thời gian chính là tài sản quý báu nhất mà các bạn đang sở hữu trong mình. Hãy tận dụng nó và tìm kiếm cho mình những cơ hội trải nghiệm, trau dồi kỹ năng và kinh nghiệm cho bản thân.



BÀI VIẾT LIÊN QUAN

16/10/2023
Nhân kỷ niệm 19 năm Ngày Doanh Nhân Việt Nam 13/10/2004 – 13/10/2023, Học viện thực chiến Eco Coach vịnh dự tham gia đại tiệc “TÔN VINH TINH THẦN DOANH NHÂN VIỆT NAM 2023", do Cộng đồng Doanh Nhân Việt Nam VCEO tổ chức.
05/10/2023
“Cà phê muối chú Long” có lẽ là cái tên quá quen thuộc với tất cả mọi người, đặc biệt là giới trẻ Sài Thành. Không chỉ là sản phẩm viral mà còn trở thành case study đáng để những marketers làm trong ngành F&B học hỏi.
27/09/2023
Suốt 25 năm qua Kinh Đô luôn giữ một vị trí rất đặc biệt trong trái tim của người tiêu dùng Việt, trở thành một hương vị không thể thiếu trong mỗi dịp Tết đến, Trung Thu về. Hãy cùng Eco Coach tìm hiểu chiến lược giúp bánh trung thu của Kinh Đô giữ được vị thế vững chắc của mình.
Zalo Mesenger